Tổng quan về cây tai tượng Ấn (Acalypha indica L.)

Điểm mới về đề tài

Tổng quan về cây tai tượng Ấn (Acalypha indica L.)

Cây tai tượng Ấn hay còn được gọi là tai tượng xanh đã được miêu tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1973 bởi L.

Phân loại khoa học cây tai tượng Ấn

  • Giới: Plantae (giới thực vật)
  • Bộ: Malpighiales (bộ sơ ri)
  • Họ: Euphorbiaceae (thầu dầu)
  • Chi: Acalypha (chi cỏ tai tượng)
  • Loài: Acalypha indica (cây tai tượng Ấn)

Đặc điểm hình thái

Đây là một loài cây cỏ cao khoảng 40 cm, thường phân cành từ gốc. Lá hình trái xoan, hình thoi có góc ở gốc, tù ở chóp, nhẵn, hơi có chấm trong suốt, có răng cưa thưa ở nửa trên của phiến lá, dài 3,5-5 cm, rộng 2,5-4 cm. Cây có hoa đơn độc ở nách lá, hoa đực ở phần gần ngọn của trục. Cây ra hoa vào tháng 2. Quả nang có đường kính 2-3 mm, hơi có lông, được bao bọc trong vỏ quả. Hạt hình trứng, dài 1-4 mm, có màu nâu nhạt [34].

Cây tai tượng Ấn ngoài tự nhiên

Lá cây tai tượng Ấn

Phân bố và sinh thái

Cây tai tượng Ấn là một loại cây thảo dược mọc ở vùng khí hậu ẩm ướt, ôn đới và nhiệt đới. Nó được tìm thấy trên khắp Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Philippines và châu Phi, cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Mianma và phía nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, tai tượng Ấn cũng phân bố rải rác khắp các tỉnh từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến khắp các tỉnh ở Tây Nguyên và Đồng bằng Trung du Bắc bộ. Cây ưa sáng thường mọc ở nơi đất ẩm ở các bãi hoang, ven đường đi, nương rẫy. Tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh cũng có thể tìm thấy cây mọc hoang ở khu D hay khuôn viên ký túc xá.

Tác dụng sinh học của cây tai tượng Ấn

Cây tai tượng Ấn được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc truyền thống của nhiều quốc gia, được cho là có đặc tính lợi tiểu, tẩy và chống giun. Ngoài ra, cây còn được sử dụng điều trị viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi, lao phổi, ghẻ và các bệnh ngoài da khác. Lá khô của cây tai tượng Ấn được chế thành thuốc đắp để điều trị bệnh lở loét và vết thương, và nước ép của lá tai tượng Ấn là chất gây nôn an toàn cho trẻ em. Thuốc sắc của lá được dùng trong điều trị đau tai.
Ở Việt Nam, lá phiối hợp với tỏi để tẩy giun đường tiêu hóa, trộn với muối giã nát đắp chữa ghẻ lở. Dịch ép từ lá tươi được sử dụng trong điều trị viêm tắc thanh quản và viêm phế quản mãn tính. Lá cũng được sử dụng trong điều trị thấp khớp. Lá tai tượng Ấn còn được cho rằng có hiệu quả trong điều trị táo bón ở trẻ em, giúp điều trị viêm tắc thanh quản và hen suyễn.
Các bộ phận khác nhau của cây tai tượng Ấn được sử dụng trong điều trị một số bệnh như đau ngực, đau khớp, đau nửa đầu, kiết lỵ máu, rối loạn nhịp tim, vết thương, loét và mụn nhọt, rối loạn gan, hạ sốt và phá thai.

Tham khảo  Cây Quả Nổ - Dược liệu quý hiếm với tác dụng tuyệt vời

Thành phần hoá học

Cây tai tượng Ấn có nhiều chất hóa học như amide, acalyphamide và một số amit khác, alkaloids, triacetoamine, uebrachitol, kaempferol, 2-methylanthraquinone, tri-O-methyl ellagic acid, β-sitosterol, quinine, tanin, nhựa và tinh dầu. Gần đây, bốn hợp chất kaempferol glycoside, mauritiin, clitorin, nicotiflorin và biorobin cũng đã được phân lập từ hoa và lá của cây này.
Cây tai tượng Ấn cũng có thành phần chống oxy hóa như axit phenolic, polyphenol và flavonoid có trong chiết xuất cây. Cây cũng có tính chất kháng khuẩn và có khả năng chống lại kháng sinh của các chủng vi khuẩn kháng thuốc.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Đã có nhiều nghiên cứu trình bày việc sử dụng dịch chiết của cây tai tượng Ấn để tổng hợp vật liệu nano như yttrium oxide, ZnO, ruthenium oxide, zirconium oxide và chứng minh sự tiềm năng của cây trong việc chống lại tế bào ung thư và các bệnh truyền nhiễm. Cây cũng đã được chứng minh có khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa trước nhiều chủng khuẩn khác nhau.

Tìm hiểu thêm về cây tai tượng Ấn tại www.lrc-hueuni.edu.vn

Mục nhập này đã được đăng trong Đông y. Đánh dấu trang permalink.