Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

Chào các bạn độc giả, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau khám phá về hình ảnh nhận dạng cây ba kích – một loại cây được biết đến như một “thần dược” trong y học cổ truyền. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về loại cây đặc biệt này và những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại.

Tên gọi khác cây ba kích

  • Cây ba kích hay còn có tên khoa học: Morinda officinalis stow
  • Cây ba kích hay còn gọi là cây ruột già, Chẩu phóng xì, ba kích thiên… là một loại dây leo thuộc họ Cà phê

Mô tả hình ảnh nhận dạng cây ba kích

  • Cây thuộc họ dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm
  • Lá cây dài 6-15cm, rộng 2,5-6cm, cuống lá ngắn. Lá cây có hình mác, hình thuôn hoặc hình bầu dục thuôn nhọn, lá mọc đối xứng, phiến lá cứng có nhiều lông ở mép và gân, lá cây khi già ít lông hơn có màu trắng mốc. Khi lá non mầm ba kích có màu xanh lục, kho già thì có màu trắng giống như mốc.. Lá kèn mỏng ôm sát vào thân.
  • Cành ba kích non, có cạnh
  • Hóa cây ba kích mới nở có màu trắng, về sau chuyển snag màu vàng, hoa có chùm nhỏ thường tập trung thành tán ở đầu cành.
  • Quả cây ba kích hình cầu khi chín có màu đỏ cam.
  • Mùa hoa nở tháng 5 tháng 6,
  • Mùa quả tháng 7-10

Phân bố

  • Cây ba kích thường mọc hoang vùng trung du, miền núi các tỉnh phái bắc nước ta
  • Cây dây leo mọc thnahf bụi chằng chịt ở bờ, nuowng rẫy
  • Cây phân bố nhiều nhất ở các tỉnh: Quảng Ninh, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Giang, Lạng Sơn.
  • Hiện nay nước ta cũng đã nghiên cứu và trồng cây ba kích, cây trồng khoảng 3 năm là có thể thu hoạch rễ làm dược liệu.
  • Bộ phận sử dụng: Rễ, củ
Tham khảo 

Tác dụng của cây ba kích

  • Theo đông y từ xa xưa ba kích có vị ngọt, tính ấm, khá tốt cho người già, nam giới, người ốm lâu không khỏi, cơ thể suy nhược và thường được sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.
    Dưới đây là những tác dụng chính của cây ba kích mà không phải ai cũng hiểu biết.
  • Trị thận hư, đau lưng: Tác dụng của ba kích chính là thành phần dược lí của ba kích có tính ngọt, tính ấm vào kinh thận. Giúp tráng dương, cường tráng cân cốt, khử phong thấp.
  • Trị huyết áp cao: Theo nghiên cứu của Đông y, ba kích đã chữa 360 trường hợp bị huyết áp cao, với tỷ lệ thành công đạt tới 74%. Kết quả đặc biệt rõ rệt đối với phụ nữ bị huyết áp cao ở thời kỳ hết kinh.
  • Bổ thận, tráng dương: Ba kích đã được xem là phương thuốc thần kỳ dành cho các quý ông với công dụng bổ thận, tráng dương. Nó tăng khả năng giao hợp, đặc biệt trong trường hợp giao hợp yếu và thưa. Ba kích cũng tăng cường sức dẻo dai và cải thiện hoạt động sinh dục, đặc biệt là điều trị vô sinh cho nam giới có trạng thái vô sinh tương đối và suy nhược thể lực.
  • Trị đau nhức xương khớp, mỏi mệt ở người già: Với những người già, ba kích giúp giảm các triệu chứng đau khớp và tăng cường sức lực, giúp cảm giác mệt mỏi giảm đi, ăn ngủ tốt hơn và cảm thấy khỏe mạnh hơn.
  • Ba kích nâng cao sức đề kháng: Nghiên cứu đã chứng minh rằng sản phẩm ba kích tím giúp nâng cao sức đề kháng và giảm triệu chứng xấu do nhiễm độc gây nên.
  • Một số công dụng khác: Ngoài các tác dụng trên, ba kích còn có thể hỗ trợ điều trị liệt dương, lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh; trị bụng ứ kết lạnh đau…

Giá trị của cây ba kích mang lại rất nhiều hiệu quả cho sức khỏe con người. Mong rằng những hình ảnh nhận dạng cây ba kích trên đã giúp các bạn nhận biết được cây dược liệu ba kích và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Đừng quên thăm website www.lrc-hueuni.edu.vn để tìm hiểu thêm về cây ba kích và các thông tin hữu ích khác nhé!

Tham khảo  Kalanchoe pinnata - Một Loại Cây Mọng Nước Độc Đáo

Mục nhập này đã được đăng trong Đông y. Đánh dấu trang permalink.