Trinh đằng ba mũi

Trinh đằng ba mũi, Bà sơn hổ – Parthenocissus tricuspidata (Sieb. et Zucc.) Planch, thuộc họ Nho – Vitaceae.

Mô tả: Dây leo trên đá, có vòi hút bám vào đất, tường hay vỏ cây. Lá lúc khô màu đỏ, dẹp, đa dạng, lá ở trên thân có 3 lá chét, lá ở cụm hoa lại có 3 thuỳ, còn ở nhánh có một lá chét hình tim, mép có răng to, gân từ gốc 3, gân phụ 3-4 cặp. Ngù hoa cao 4cm, nụ xoan cao 5mm; lá Đài 5, tù, cánh hoa 5, cao 4mm; nhị 5, bầu và vòi nhuỵ 3mm, 5 noãn. Quả mọng tròn 6-8mm, màu lam đen, mốc; hạt 1-2.

Hoa tháng 6, quả tháng 9-10.

Bộ phận dùng: rễ, thân- Radix et Caulis Parthenocissi tricuspidatae thường gọi là Bà Sơn hổ.

Nơi sống và thu hái: Loài cây của Nhật Bản, Trung Quốc, được trồng đây đó ở miền Bắc và ở Ðà Lạt để phủ tường. Vào mùa thu lá đổi màu từ đỏ sang đỏ thẫm, nờn tỏn lá nom rất đẹp. Có thể thu hái dây lá trước mùa rụng lá, phơi khô, rễ thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học: trong cây có cyanidin, lysopine và acid octopinic.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, chát, tính ấm, không độc, có tác dụng khư phong thông lạc, hoạt huyết giải độc. Rễ, lá cũng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng.Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng trị sản huyết ứ, có hòn cục trong bụng, xích bạch đới, phong thấp đau nhức khớp xương, bán thân bất toại và thiên đầu thống. Liều dùng 15-20g sắc uống hay ngâm rượu uống. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, mụn nhọt ghẻ lở, sưng vú.

Nguồn: https://www.lrc-hueuni.edu.vn/

Tham khảo  Cà độc dược
Mục nhập này đã được đăng trong Đông y. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *